Khi phương pháp đầu tư thông minh trở thành xu hướng “người khôn không bỏ hết trứng vào một giỏ”, hàng loạt bất động sản nước ngoài được giới thiệu đến với nhà đầu tư Việt, thế nhưng quyết định lựa chọn “cái nào”, “nơi nào” vẫn là bài toán khó để cân nhắc.
Để không bị “lạc lối” giữa vô vàn những lời giới thiệu hấp dẫn, trước khi ra quyết định đầu tư vào một bất động sản ở nước ngoài, nhà đầu tư Việt nhất định cần chú ý những điều sau đây.
Tìm kiếm các kênh đầu tư bất động sản nước ngoài
Vị trí đầu tư
Vị trí bắt đầu từ lựa chọn quốc gia muốn đầu tư phải hội đủ yếu tố như đất đai khan hiếm, kinh tế có nhiều động lực phát triển bền vững, chính phủ hiệu quả, chính sách đầu tư và kinh doanh thông thoáng, tầm nhìn của quốc gia rõ ràng, nhiều trụ sở của các Tập đoàn đa quốc gia. Rồi xét đến vị trí của dự án trong quốc gia được chọn phải gần các tiện ích xã hội, hạ tầng như tàu điện ngầm, gần nguồn cầu thuê bất động sản như trường Đại học, văn phòng các tập đoàn đa quốc gia.
Mục tiêu đầu tư rõ ràng
Đầu tư để giữ tiền hay để sinh lợi? Thường thì nhà đầu tư mong muốn cả hai, tuy nhiên, nhà đầu tư “sáng suốt” sẽ biết cái nào phải ưu tiên vì hai yếu tố trên có tính bù trừ. Nếu mục tiêu là phân bổ rủi ro bằng việc đầu tư bất động sản nước ngoài thì phải tìm đến các quốc gia có chính trị ổn định, kinh tế phát triển bền vững. Nếu đặt nặng yếu tố sinh lời cần lưu ý đến yếu tố cho thuê nhiều hơn bán lấy lời vì đa số nhà đầu tư không có thông tin kịp thời để chốt lời ngắn hạn, vì vậy phải nhắm đến dòng tiền dài hạn.
“Người nước ngoài đầu tư vào bất động sản Việt Nam được thì người Việt Nam, nếu thấy thị trường nước ngoài có sinh lời vẫn có thể đầu tư ngược lại. Đối với nền kinh tế mở toàn cầu thì điều này không có gì quá ghê gớm, nhưng không phổ biến tại Việt Nam…” (theo ông Thân Thanh Vũ, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Du lịch Việt Nam)
Khả năng thoái vốn khi cần thiết
Khả năng thoái vốn khá dễ dàng khi cần thiết là lý do người Singapore rất thích đầu tư bất động sản của các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ, Malaysia. Tại các nước này, chính sách ngoại hối thông thoáng, nhu cầu mua nhà của người dân cũng như nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khác cũng rất cao. Đặc biệt, một số nước châu Âu như Cộng hòa Síp với chính sách cho phép thu hồi 3/4 số vốn đầu tư bất động sản bằng cách bán lại hoặc chuyển nhượng bất động sản đó cũng là một lựa chọn đáng để xem xét.
Các chính sách thuế và khả năng chuyển tiền về nước
Dù lợi nhuận chuyển nhượng bất động sản có cao đến mấy thì vẫn chỉ là danh nghĩa cho đến khi xuất hiện thanh khoản. Tìm hiểu kỹ chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản, chính sách chuyển tiền về quốc gia của mình sẽ giúp nhà đầu tư Việt tránh rủi ro bị “mắc kẹt” tại nước ngoài.
Ngoài ra ở góc độ pháp lý, ông Lưu Minh Ngọc lưu ý thêm để tránh rủi ro, nhà đầu tư bất động sản cần tìm kiếm đơn vị tư vấn uy tín, có kiến thức chuyên môn. Bởi nếu không quen làm việc trong môi trường quốc tế, doanh nhân Việt có thể gặp bất lợi trong việc mua bán. Bên cạnh đó, cần khảo sát giá bất động sản nước ngoài qua kênh độc lập để tránh mua bán phải những sản phẩm bất động sản bị làm giá thông qua đơn vị môi giới làm ăn theo kiểu chộp giật.
>>Xem thêm: Kinh tế tại đảo Síp để biết những thông tin mới nhất
BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666
>>> Truy cập để biết thêm nhiều về sản phẩm định cư và đầu tư của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm nhiều về các dự án bất động sản châu âu và quốc tế của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư đảo Síp của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm các trải nghiệm và chia sẻ của các nhà đầu tư và chủ thầu
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Úc
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Châu Âu
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Bồ Đào Nha
>>> Truy cập để biết thêm thông tin tình hình định cư toàn cầu
>>> Truy cập để biết thêm các Video trên BSOP Youtube
>>> Truy cập để biết thêm các thông tin trên BSOP Zalo
>>> Truy cập để biết thêm các Video trên BSOP Linkedin