Tổng quan hệ thống chính trị Cộng hòa Síp, tổ chức và hoạt động

Kể từ 1960, Síp là nước cộng hòa độc lập có hệ thống chính phủ. Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống. Tổng thống được bầu ra qua quá trình phổ thông đầu phiếu và mỗi tổng thống sẽ có nhiệm kỳ 8 năm. 

hệ thống chính trị cộng hòa Síp
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Cộng hòa Síp

Hiện nay, Síp là quốc gia có hệ thống quản lý nhà nước dựa trên sự phân chia quyền lực.

  • Quyền điều hành: chịu trách nhiệm thi hành pháp luật
  • Quyền lập pháp: chịu trách nhiệm ban hành pháp luật
  • Quyền tư pháp: chịu trách nhiệm giải quyết những bất đồng khi thi hành pháp luật

Quyền điều hành

Quyền điều hành nằm trong tay Tổng thống nước Cộng hòa và Hội đồng Bộ trưởng do Tổng thống chỉ định. Các thành viên của Hội động Bộ trưởng quản lý mười một Bộ của Síp:

  • Bộ Ngoại giao
  • Bộ Nội vụ
  • Bộ Quốc phòng
  • Bộ Tài chính
  • Bộ Tư pháp và Trật tự Công cộng
  • Bộ Giáo dục và Văn hóa
  • Bộ Lao động và Bảo hiểm Xã hội
  • Bộ Nông nghiệp, Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường
  • Bộ Thông tin Liên lạc và Việc làm
  • Bộ Thương mại, Năng lượng, Công nghiệp và Du lịch
  • Bộ Y tế

Quyền lập pháp

Quyền lập pháp nằm trong tay Nghị viện. Các thành viên Nghị viện được bầu qua quá trình phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ kéo dài năm năm. Hệ thống bầu cử được sử dụng là hệ thống đơn giản theo tỉ lệ: số ghế phân cho mỗi đảng tỉ lệ với tổng số phần trăm phiếu bầu của đảng lấy trên cấp độ quốc gia và không dựa trên quận bầu cử. Tất cả công dân trên 18 tuổi của Cộng hòa Síp đều có quyền bầu cử.

Số ghế trong Nghị viện là 80. Theo pháp chế, số ghế được phân chia cân xứng giữa hai cộng đồng chính của đảo: người Síp Hy Lạp và người Síp Thổ Nhĩ Kỳ. Trong 80 ghế, 56 ghế trong đó thuộc về các ứng cử viên người Síp Hy Lạp, 24 ghế còn lại là dành cho cộng đồng người Síp Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, 24 ghế này vẫn để trống do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng phần phía bắc của Síp và tình hình chính trị hệ quả sau đó.

Các cộng đồng tôn giáo người Maronite, Armenia và Latinh cũng có đại biểu trong Nghị viện. Một đại biểu từ mỗi một cộng đồng tham dự các cuộc họp, mặc dù họ không có quyền tham gia bàn thảo. Các luật và quyết định củaNghị viện được chọn qua số phiếu bầu chủ yếu của các Đại biểu. Luật có hiệu lực sau khi công bố trong Công báo Chính phủ và Tổng thống Cộng hòa Síp ký thông qua.

Các đảng Chính trị Nghị viện chính tại Síp, dựa trên cuộc bầu cử 2011, là:

  • Đảng Người lao động Cấp tiến (AKEL)
  • Đảng Tập hợp Dân chủ (DISY)
  • Đảng Dân chủ (DIKO)
  • Phong trào Dân chủ Xã hội (EDEK)
  • Đảng Âu châu (EUROKO)
  • Phong trào Môi trường và Sinh thái
quyền cư trú đảo Síp

Quyền tư pháp

Chế độ quản lý tư pháp tại Síp dựa trên các luật lệ và Hiến pháp của Cộnghòa Síp, nằm trong tay:

  • Tòa án Tối cao
  • Tòa sơ thẩm

Kiều dân nước thứ ba (TCN) có quyền khiếu nại lên cả hai tòa án và các Bộ liên quan của Cộng hòa Síp để xử lý các vấn đề liên quan đến họ.

Tòa án Tối cao

Tòa án Tối cao Síp thành lập vào năm 1964 và chỉ định Hội đồng Thẩm phán Tối cao. Cơ quan này gồm có Tổng thống và 12 thẩm phán.

Tòa sơ thẩm

Tòa Sơ thẩm nằm dưới quyền của Tòa án Tối cao. Dưới đây liệt kê các Tòa án này:

Tòa đại hình:

Tòa án này có quyền xét xử các vụ án hình sự cấp sơ thẩm. Trong thực tế, chỉ những vụ án hình sự bị tuyên án quá 5 năm cho tội danh đang được xét xử là sẽ được chuyển lên Tòa đại hình. Hiện tại, Síp có 4 tòa đại hình theo phiên, tại Nicosia,Limassol, Larcana và Paphos.

Tòa án quận:

Tòa án này xử lý các vụ án có hình phạt tối đa không vượt quá 5 năm ngồi tù. Hiện tại có 6 tòa án quận, mỗi quận hành chính của Cộng hòa Síp có một tòa án (Nicosia, Famagusta, Limassol, Larcana, Paphos và Kyryneia).

Tòa án tranh chấp công nghiệp:

Những tòa án này xử lý các vụ liên quan đến chấm dứt lao động, ví dụ như thanh toán tiền bồi thường. Hiện tại có 3 tòa án tranh cấp công nghiệp tại Nicosia, Limassol và Larnaca.

Tòa án kiểm soát tiền thuê nhà:

Tòa án này có quyền xét xử các vấn đề về lấy lại quyền sở hữu tài sản thuê bị kiểm soát và xét xử vấn đề thuê tài sản công bằng, cũng như các vấn đề thứ yếu khác.

Tòa án quân sự:

Tòa án này xử lý các vụ mà người trong quân đội phạm phải.

Tòa án gia đình:

Tòa án này xử lý các đơn tranh chấp về ly hôn, quyền nuôi dưỡng con cái, cấp dưỡng và tài sản giữa các cặp vợ chồng là thành viên của Giáo hội Hy Lạp Chính thống.

                                                                    (Tham khảo nguồn: cyprus-guide.org)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *