Trong quá trình tìm hiểu về cảm nhận của người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới về những “cú sốc văn hóa” của họ khi tới Síp, daosip.com đã rất bất ngờ khi nhận ra rất nhiều điểm tương đồng giữa người Síp và người Việt Nam chúng ta. Cùng tìm hiểu nhé!
Dưới đây là những chia sẻ nổi bật được daosip.com tổng hợp từ một diễn đàn về văn hóa của người Anh – một trong những cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại Síp.
Trọng lễ nghi quá sẽ thành khách sáo
“Là một người mới tới quốc gia này, đặc biệt là lại sống cùng gia đình của bạn trai, tôi cảm thấy mình cần phải chú trọng đến vấn đề “lễ nghĩa” để thể hiện sự biết ơn của mình.
Tuy nhiên hóa ra đây lại là một sai lầm lớn, hoàn toàn phản tác dụng. “Cảm ơn”, “làm ơn” và các từ ngữ tương tự dường như không phải là một phần quan trọng trong từ vựng của người Síp. Thậm chí các thành viên trong gia đình bạn trai tôi còn cảm thấy khó chịu khi tôi nói 2 từ ấy quá nhiều.
Theo giải thích của bạn trai tôi, nói “cảm ơn”, ví dụ như sau bữa tối, là điều không cần thiết, bởi họ không cảm thấy đó là điều gì quá đặc biệt. Đó là một phần trong cuộc sống hàng ngày và họ không cảm thấy bạn cần phải cảm ơn họ vì đã làm điều đó”.
Từ kinh nghiệm trên có thể hiểu rằng người Síp rất hiếu khách, coi việc tiếp đón khách đến chơi nhà như một nghĩa vụ, một niềm vinh dự và hạnh phúc của họ. Điều này cũng hoàn toàn tương đồng với người Việt Nam – luôn nổi tiếng là những người hiếu khách hàng đầu thế giới.
Vì vậy nếu có cơ hội làm khách của người Síp hay người Việt, hãy nhớ điều quan trọng nhất không phải là thể hiện sự biết ơn, cảm tạ với những món ngon và công sức họ bỏ ra để thết đãi bạn, mà là cảm ơn họ bằng những nụ cười, những câu chuyện chia sẻ quây quần bên bàn tiệc.
Luật lệ làm ra là để…lách
“Ở Síp tất nhiên là có luật pháp và các quy định như ở bất cứ quốc gia nào khác. Tuy nhiên chúng có phần nào đó khá “linh hoạt”, có thể nói như vậy. Không phải cứ có 1 luật lệ này đặt ra là mọi người sẽ răm rắp làm theo nó.
Đây là điều khó hiểu nhất đối với tôi. Tại Anh, khi một quy định được đưa ra, mọi người sẽ làm theo nó, đó là cách vận hành của cuộc sống.
Tại Síp, khi có một quy định, luật lễ được đưa ra, mỗi người lại tự có cách hiểu khác nhau, tạo ra những “phiên bản” khác nhau của nó. Kết quả sau cùng là chẳng ai tuân thủ theo bất cứ luật lệ nào cả”.
Một góc nhìn có phần hơi…phiến diện và nhạy cảm về luật pháp tại đảo Síp. Tuy nhiên xét trên góc độ văn hóa, có thể hiểu rằng người Síp rất linh hoạt và có khả năng thích ứng cao trước mọi biến động trong cuộc sống của họ.
Người Việt Nam cũng có “điểm mạnh” tương tự. Cứ nhìn vào n+1 cách người ta nghĩ ra để “lách” 1 chiếc đèn đỏ, hay để vượt qua 1 điểm tắc nghẽn trên đường là bạn sẽ thấy sự đúng đắn của nhận định này!
Tham gia giao thông: Ai cũng là vua khi ra đường
“Sống tại London, nơi có hệ thống giao thông công cộng rất tốt, tôi không có nhu cầu và cũng không cần thiết phải tự lái xe. Sự thật là tôi cũng chưa biết lái. Đây có lẽ là một điều kỳ lạ với người Síp.
Tuy nhiên, nếu phải tự lái xe tại Síp, tôi nghĩ mình cũng chỉ trụ được vài tháng là cùng.
Một vài điều cần lưu ý về văn hóa giao thông tại Síp theo tôi là:
+ Giới hạn tốc độ giống như một lời khuyến cáo hơn là quy định và mọi người sẽ vi phạm chúng thường xuyên.
+ Đỗ xe ngoài cửa hàng và trên vỉa hè, thậm chí lái xe trên vỉa hè là điều hoàn toàn được chấp nhận.
+ Hệ thống đèn xi-nhan trên xe dường như chỉ được coi là một chức năng phụ trợ, thường không được dùng đến.
+ Đèn xanh không phải chắc chắn 100% là đèn xanh. Tôi thường xuyên chứng kiến những tình huống tai nạn xuýt sảy ra khi người ta không thể bình tình chờ đến hết đèn đỏ.
+ Dây an toàn là một phụ kiện không bị bắt buộc phải sử dụng. Trẻ em thoải mái di chuyển qua lại giữa các hàng ghế ngay khi xe đang di chuyển.
+ Đường một chiều cũng có thể là…hai chiều khi ai đó cảm thấy cần thiết.”
Giao thông tại Việt Nam cũng nổi tiếng thế giới về độ…bất ổn. Điều này xuất phát phần lớn là từ ý thức, văn hóa của người tham gia giao thông. Từ những phân tích ở trên, có thể thấy về văn hóa giao thông người Síp và người Việt chẳng khác nào…anh em ruột.
Văn hóa Síp coi gia đình là trọng tâm, là số một
“Ở Anh, thời gian dành cho gia đình thường bị khỏa lấp bởi những bộn bề của cuộc sống hàng ngày. Tất nhiên là tùy vào mức độ gần gũi của bạn với gia đình của mình.
Ngoài ra còn là yếu tố địa lý, như việc khoảng cách từ nơi bạn chuyển đến định cư lập nghiệp so với quê hương của mình. Điều này có thể biến một chuyến thăm ông bà đơn giản thành một chuyến “road show” xuyên quốc gia kéo dài có khi đến cả tuần lễ.
Một điểm hay tôi thấy ở Síp là sự gắn kết của gia đình là điều vẫn hiện hữu. Ông bà thường xuyên được con cháu ghé thăm, đặc biệt là vào Chủ nhật.
Cả đại gia đình cũng thường xuyên tụ họp vào những dịp đặc biệt trong năm. Cô dì chú bác cũng thường sống gần nhau và anh chị em họ cũng gắn kết thân thiết hơn những gì tôi trải nghiệm tại Anh.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này theo tôi có 2 yếu tố. Thứ nhất là do Síp có diện tích đủ nhỏ để cho dù bạn có chuyển tới sinh sống tại một nơi khác, quãng đường về nhà cũng chỉ trong khoảng 2 giờ lái xe. Thứ hau, quan trọng hơn, đó chính là tinh thần gắn kết cao độ trong mỗi gia đình, các thành viên luôn kề vai sát cánh, luôn giữ liên lạc và luôn giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.
Tôi vinh dự được chào đón vào một gia đình Síp có hơn 20 thành viên. Tất cả họ đều luôn sẵn sàng trợ giúp tôi sau chỉ 1 tin nhắn.”
Yếu tố gia đình cũng vô cùng quan trọng với người Việt Nam. Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tỷ lệ người Việt đi làm ăn xa quê ngày càng cao. Tuy nhiên sợi dây gắn kết với gia đình không bao giờ bị cắt bỏ. Điều này không chỉ đúng với trực tiếp bố mẹ, anh chị em, mà còn cả với ông bà, cô dì chú bác và các anh em họ hàng.
Cũng có lẽ vì sự tương đồng quan trọng này mà đảo Síp đã và đang là một điểm đến định cư hấp dẫn hàng đầu với người Việt.
Cà phê, đâu đâu cũng thấy cà phê
“Là một người Anh, uống trà là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Mặc dù vậy tại Síp cà phê mới là đồ uống thống trị. Đến mức là những quán cà phê mở tới tận 1 giờ sáng có thể tìm thấy ở bất cứ góc đường nào.
Vì vậy với một người Anh chuyên uống trà như tôi sẽ phải mất nhiều thời gian để thích nghi với văn hóa cà phê tại Síp.
Một điểm độc đáo tại Síp là những quán cà phê phong cách truyền thống phục vụ riêng cho đối tượng khách hàng là nam giới”.
Là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, người Việt Nam cũng có thể tự hào về văn hóa cà phê đậm đà bản sắc của mình.
Cà phê tại Việt Nam hiện nay đã đa dạng và nhiều màu sắc hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên những quán cóc bên đường, với những chiếc ghế nhỏ xinh, vẫn là hình ảnh được gắn liền với cà phê Việt. Và tuy không có những quán cà phê “dành riêng cho nam giới”, nhưng đối tượng khách hàng chủ yếu tại các quán cà phê vỉa hè tại Việt Nam cũng là nam giới.
BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
Hotline: 0904 966 797