Síp dùng văn học làm cầu nối 2 cộng đồng Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ

2 cộng đồng dân cư lớn nhất trên đảo Síp: người gốc Hy Lạp và người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ có cơ hội tăng cường hiểu biết lẫn nhau qua các tác phẩm văn học nổi tiếng.

một thư viện trên đảo síp

Kế hoạch xin tài trợ chuyển ngữ các tác phẩm văn học của người Síp gốc Hy Lạp và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã được Bộ Văn hóa nước này chấp thuận.

Thông tin trên được Cục Dịch vụ Văn hóa Síp đưa ra trong một bản thông cáo, theo đó:

“Dự án nhắm tới việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 cộng đồng qua văn học, bằng các tác phẩm nổi tiếng được chuyển ngữ, từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và ngược lại, từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ sang tiếng Hy Lạp”.

Bản kế hoạch trên sẽ được triển khai từ nay đến năm 2025. Đối tượng được nhắm tới của dự án là các dịch giả đã có thỏa thuận với các nhà xuất bản có trụ sở tại Síp.

Các nhà xuất bản nước ngoài vẫn có thể tham gia chương trình tài trợ này, tuy nhiên họ sẽ phải hợp tác với một nhà phân phối hay nhà sách cụ thể đang hoạt động tại Síp.

Về giá trị tài trợ, tùy theo từng tác phẩm, Chính phủ Síp sẽ hỗ trợ mỗi trường hợp tối đa 9.000 EUR. Chi phí chuyển ngữ được định giá ở mức 30 EUR/1 trang.

Hồ sơ xin tài trợ sẽ được xét duyệt bởi một hội đồng tư vấn gồm 5 chuyên gia.

Là một quốc đảo nhỏ bé, suốt chiều dài lịch sử, đảo Síp luôn nằm trong “lằn ranh” của tầm ảnh hưởng giữa 2 nước lớn ở cạnh họ, đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cư dân trên đảo cũng chiếm phần lớn là 2 cộng đồng có gốc gác từ 2 quốc gia trên, đến định cư đảo Síp từ lâu đời. Cộng đồng người gốc Hy Lạp sống tập trung ở miền Nam. Trong khi đó người gốc Thổ sống tập trung ở miền Bắc.

Do khác biệt về văn hóa, 2 cộng đồng trên luôn có những tranh cãi, xung đột với nhau. Các nỗ lực “hòa giải” của cộng đồng quốc tế và bản thân 2 cộng đồng trên đảo Síp cho đến nay vẫn chưa thu lại được kết quả gì cụ thể.

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

Hotline: 0904 966 797