Không chỉ phát triển mạnh ở ngành du lịch, ngành nông nghiệp ở đảo Síp cũng rất được quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Phát triển nông thôn và môi trường Nicos Kouyialis cho biết người dân Cyprus đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và gia tăng tỷ lệ đóng góp của ngành vào GDP đảo Síp.
Theo Bộ trưởng, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 đạt mức thấp nhất với 320,9 triệu Euro, đóng góp 1,8% vào GDP của đảo Síp (Cyprus). Trong khi đó, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016 tăng lên hơn 12%, đạt 360 triệu Euro.
Xuất khẩu nông nghiệp tại Síp
Thị phần nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Síp là khoảng 13,4% với các loại thực phẩm tăng cường sức khỏe như trái cây họ cam quýt, rau, nho và khoai tây. Mặt hàng nông sản chế biến, xuất khẩu chính của Síp là nước ép trái cây, rau quả, thịt và rượu vang. Món pho mát Halloumi nổi tiếng của hòn đảo này đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Síp. Trong năm 2010, đảo Síp đã xuất khẩu 7.690 tấn pho mát, mang lại 47,63 triệu Euro; trong khi năm 2015 con số này tăng lên 15.250 nghìn tấn, tương ứng 103 triệu Euro.
Cây trồng chính tại đảo Síp
Các loại cây trồng quan trọng nhất được sản xuất tại Síp bao gồm ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch), dưa hấu, rau củ (khoai tây, cà rốt, cà chua, dưa chuột), các loại cây ăn quả, cây khác như nho, cam, chanh, bưởi, táo, lê, đào, anh đào, chuối, hạnh nhân, ô liu và carobs.
Trong các loại cây trồng trên thì khoai tây được nhiều nước trên thế giới biết đến và là một trong những sản phẩm xuất khẩu nông nghiệp quan trọng nhất tại đảo Síp. Bạn có thể dễ dàng nhận ra khoai tây Síp bởi vỏ màu đỏ đặc trưng và hương vị đặc biệt của nó. Nhờ điều kiện khí hậu phù hợp, khoai tây ở Síp luôn tươi mới và đảm bảo sản lượng cho thị trường châu Âu, đặc biệt là thị trường ở Anh.
Ngoài ra, Chính phủ Síp cũng khá quan tâm và phát phát triển những cây trồng truyền thống tại đây. Đại học Síp, Viện nghiên cứu Nông nghiệp (ARI) và phòng thí nghiệm Hóa học Trung ương đã cùng nhau nghiên cứu, phát triển thực phẩm và dược phẩm có giá trị gia tăng cao giúp khôi phục nhiều loại cây trồng quan trọng đối với nền kinh tế địa phương nhưng dần dần bị bỏ qua trong vài thập kỷ.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã thu hút càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở ra các doanh nghiệp mới, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân.