Giáo dục đại học đảo Síp: Ưu – Nhược điểm với công dân nước ngoài

Chất lượng của nền giáo dục hàng đầu Châu Âu tại Síp không thể bàn cãi. Tuy nhiên, đối với những công dân không thuộc EU, hệ thống giáo dục đại học đảo Síp cũng có những ưu nhược điểm cần lưu ý.

Sở hữu nhiều lợi thế như khí hậu tuyệt vời, hệ sinh thái hoàn hảo, bầu không khí ấm áp cùng dân cư thân thiện, Síp đang trở thành điểm đến thu hút sinh viên nước ngoài không thuộc Liên minh Châu Âu đến sinh sống và học tập. Tất nhiên, chỉ những điểm trên chưa phải là tiêu chí chính để chọn một trường đại học.

đại học đảo Síp

Ưu điểm khi tham gia giáo dục đại học đảo Síp

Có một số lợi ích hữu hình khi học đại học tại Síp, bao gồm:

  1. Chất lượng giáo dục đại học đảo Síp rất tuyệt vời. Theo quy định, các trường đại học tại Síp đều có chương trình đào tạo cấp độ Châu Âu, tiêu chuẩn ngang bằng với các trường đại học Anh Quốc. Theo Time Higher Education Ranking năm 2022, Síp có 4 trường đại học lọt top 800 trên bảng xếp hạng trường đại học danh giá toàn thế giới. Trong đó, đại học Síp được xếp hạng cao với vị trí 401, theo sau lần lượt là đại học Công nghệ Síp với vị trí 501, đại học Nicosia xếp hạng 601 và đại học phương Đông (801).
  2. Văn bằng đại học đảo Síp có giá trị quốc tế. Với bằng tốt nghiệp đại học Síp, các sinh viên có thể kiếm được việc làm ở bất kỳ đâu trên thế giới. Không chỉ ở Châu Âu, mà còn ở Mỹ, Canada, Úc và các nước Châu Á. Theo thống kê, mức lương khởi điểm trung bình hàng năm cho một sinh viên tốt nghiệp trẻ có bằng Cử nhân ở Síp là 22.800 euro.
  3. Học phí thấp. Trung bình, một năm học tại một trường đại học đảo Síp tốn từ 7.000 đến 10.000 euro. Đặt lên bàn cân với chi phí đại học Anh, một chuyên khoa tương tự theo một chương trình có chất lượng tương tự sẽ tiêu tốn khoảng 15.000 đến 20.000 euro, đắt gấp đôi so với Síp.
  4. Chi phí sinh hoạt thấp. Phí mua hàng tạp hóa, đi lại, thuê nhà hay ký túc xá sinh viên đều phải trả. Tuy nhiên, những chi phí này sẽ ít hơn 1,5 đến 2 lần so với các nước Châu Âu khác. Trung bình, một sinh viên phải chi tiêu 350 đến 400 euro mỗi tháng cho những nhu cầu thiết yếu nhất (không bao gồm nhà ở).
  5. Cơ hội học tập tại các trường đại học ở Anh, Pháp và các nước khác. Có hai trường hợp để sinh viên thông qua đại học đảo Síp để kết nối với trường đại học khác bên ngoài nếu muốn: hoặc sinh viên có thể được đi học theo hình thức trao đổi, hoặc sau năm thứ 2, sinh viên có thể được chuyển đến một trường đại học Châu Âu khác. Học phí đại học vẫn như cũ.
  6. Kế hoạch học tập linh hoạt. Không giống như các trường đại học ở nhiều nước, các trường đại học đảo Síp cung cấp một chương trình học linh hoạt hơn về thời gian. Có 3 học kỳ: thu đông, đông xuân và hè. Sinh viên có thể bắt đầu đào tạo từ tháng 9 hoặc từ tháng 1. Yêu cầu ở đây là hoàn thành đủ số giờ học và tín chỉ tối thiểu. Nếu một học sinh, vì lý do nào đó, không làm được điều này, sinh viên đó hoàn toàn có thể bắt kịp chương trình trong học kỳ hè.
  7. Hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm. Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên tốt nghiệp có cơ hội ở lại trong nước và làm việc hợp pháp. Nhiều trường đại học đảo Síp hỗ trợ sinh viên thành công tìm được công việc được công việc phù hợp.

Nhược điểm khi lựa chọn đại học Síp

Dù sở hữu nhiều lợi thế, không thể phủ nhận lựa chọn đại học đảo Síp cũng có những bất lợi riêng. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một góc độ khác, nhiều “chướng ngại vật” có thể trở thành lợi thế khi có sự chuẩn bị cũng như kinh nghiệm.

  1. Bài giảng bằng tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Anh. Thoạt nhìn, trở ngại ngôn ngữ là một bài kiểm tra đối với sinh viên chưa bao giờ rời quê hương. Ở góc độ tích cực hơn, đây là một phương pháp thực hành ngôn ngữ tuyệt vời, có ích trong mọi trường hợp và ở bất kỳ quốc gia nào. Với sự chuẩn bị tốt, sinh viên hoàn toàn có thể học ngôn ngữ trong một năm, làm quen và mở rộng khả năng chuyên môn của mình.
  2. Giáo dục trả phí cho công dân nước ngoài. Thông thường, giáo dục công ở Síp được miễn phí nhưng chỉ dành cho công dân hoặc thường trú nhân Síp. Trong trường hợp này, sinh viên nước ngoài có thể nhận được học bổng hoặc trợ cấp. Cùng với đó, sinh viên sẽ có cơ hội và động lực để tham gia nghiên cứu, phát triển các dự án thú vị để nhận được học bổng. Hoặc vấn đề này có thể được dễ dàng được giải quyết nếu sinh viên nhận được thẻ xanh Síp.
  3. Sinh viên phải từ 18 tuổi trở lên. Điều này có thể gây cản trở khi một học sinh muốn học vượt cấp nhưng quan điểm này cũng không hoàn toàn đúng. Ở Síp, các học sinh tốt nghiệp THPT sớm khi chưa đến 18 tuổi vẫn có thể đăng ký vào chương trình đào tạo nâng cao cho các nghiên cứu bậc đại học ở Síp, được tổ chức ngay tại các trường đại học này. Việc tuyển sinh sau đó diễn ra bình thường, nhanh chóng.
  4. Sinh viên không thể làm việc toàn thời gian trong quá trình học. Công dân nước ngoài trên đảo với thị thực sinh viên không được phép làm việc hơn 20 giờ một tuần. Sinh viên năm thứ nhất thường bị cấm tìm việc trong học kỳ đầu tiên. Nếu một sinh viên thực sự muốn làm việc hết công suất, có thể xin thị thực lao động. Khi đó, sinh viên chỉ cần tìm một nhà tuyển dụng chấp nhận một công dân nước ngoài vào làm việc.

Ngoài ra một trong những nhược điểm là thiếu một chương trình đào tạo tốt trong một số chuyên ngành. Ví dụ, các chương trình đào tạo trong lĩnh vực y học còn hẹp, thiếu một vài chuyên ngành kỹ thuật. Đây là một vấn đề mà hiện nay Bộ giáo dục Síp đang cố khắc phục.

Cấu trúc giáo dục đại học đảo Síp

Nhìn chung, quá trình học tập ở Síp không khác nhiều so với quá trình học tập ở các nước khác . Học sinh tham dự các lớp học bắt buộc, các môn tự chọn, thực hiện các dự án, tham gia hội thảo và vượt qua các kỳ thi. Khi kết thúc quá trình học, sinh viên tốt nghiệp được cấp chứng chỉ và nhận bằng tốt nghiệp, đôi khi là bằng tốt nghiệp kép cho 2 chuyên ngành.

đại học đảo Síp

Bằng cấp học thuật được tính theo quy chuẩn:

  • Bằng cử nhân – 4 năm
  • Thạc sĩ – 2 năm
  • Tiến sĩ – 3 năm

Trường hợp ngoại lệ duy nhất thuộc các chuyên ngành y tế: để tốt nghiệp cử nhân đại học, sinh viên cần học trong 12 học kỳ.

Để có được bằng cấp cao, sinh viên phải hoàn thành một số tín chỉ nhất định được gọi là tín chỉ theo Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ Châu Âu. Các khoản tín chỉ không chỉ được sử dụng như là điểm tương đương của việc hoàn thành môn học mà còn được sử dụng như phần trăm học lực khi chuyển đến một trường đại học châu Âu khác.

Để hoàn thành tốt chương trình cử nhân, sinh viên cần đạt hơn 180 tín chỉ (khoảng 50 tín chỉ mỗi năm), bằng thạc sĩ yêu cầu 120 tín chỉ cùng bằng tốt nghiệp, bằng tiến sĩ với hơn 60 tín chỉ và luận văn.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Hệ thống giáo dục Síp đầy quy chuẩn và chất lượng